Hướng dẫn đấu dây cho PLC Mitsubishi
I – Video hướng dẫn
Xuất bản trong khóa học https://hoctudonghoa.com
II – Cách đấu dây cho PLC Mitsubishi
2.1. Đấu nối nguồn cấp
Xác định nguồn cấp cho PLC rất quan trọng, nếu bạn xác định sai thì có thể cấp nguồn sai và dẫn đến hư hỏng PLC, do đó cần lưu khí khi cấp nguồn.
Tùy thuộc vào dòng PLC bạn đang sử dụng có loại dùng 24VDC một chiều, có loại dùng nguồn xoay chiều 220VAC, các dễ dàng nhất là kiểm tra mã PLC hoặc nhìn trên chân đấu nguồn của PLC để xác định PLC đang dùng loại nguồn cấp nào.
- Nếu ký hiệu có 2 chân L và N thì PLC dùng nguồn 220V.
- Còn 2 chân + và – thì PLC dùng nguồn 24V.
2.2. Đấu nối đầu vào
2.2.1. PLC dùng điện áp nguồn là xoay chiều 220VAC
Sink: dương chung kích âm
Source: Âm chung kích dương
2.2.2. PLC dùng điện áp nguồn là một chiều 24VDC
Sink: dương chung kích âm
Source: Âm chung kích dương
2.2.2. PLC mitsubishi dòng UA1 (Ví dụ: FX3U-32MR/UA1)
Loại PLC này sử dụng đầu vào là dòng điện xoay chiều, thường ít xuất hiện ở thị trường Việt Nam.
2.3. Đấu nối đầu ra
2.3.1. Đấu nối cho PLC có đầu ra dạng rơ le
Đối với loại PLC này thì bạn có thể dùng nguồn 1 chiều hoặc xoay chiều tùy thích, vì bản thân đầu ra là một tiếp điểm, do đó có thể dùng một chiều hoặc xoay chiều
Lưu ý: Chữ Load tức là tải (có thể là rơ le, đèn báo…), Fuse là cầu chì (đảm bảo an toàn, bạn có thể không cần dùng cầu chì)
2.3.1. Đấu nối cho PLC có đầu ra Transitor
Loại này bạn phải đấu nguồn 1 chiều 24VDC, không được đấu nguồn xoay chiều vào đây, nếu đấu vào sẽ hỏng đầu ra. do là transitor do đó có 2 kiểu đấu Sink và Source như hình sau.
Sink: Dương nguồn > Tải > Đầu ra Y (Âm nguồn nối với chân COM)
Source: Âm nguồn > Tải > Đầu ra Y. (dương nguồn nối với chân V+)
Lưu ý: Chữ Load tức là tải (có thể là rơ le, đèn báo…), Fuse là cầu chì (đảm bảo an toàn, bạn có thể không cần dùng cầu chì)